Sidebar

Thứ Năm
18.04.2024

Sầu Nhưng Chẳng Bi - Lễ Mẹ Sầu Bi

Đức Mẹ sầu bi

 Dt 5, 7-9; Tv 30, 2-3a. 3bc-4. 5-6. 15-18. 19;  Ga. 19, 25-27.

SẦU NHƯNG CHẲNG BI

          Có lẽ nói chẳng sai khi hỏi rằng trên đời này cuộc đời của Mẹ Maria phải chăng là đau khổ nhất. Hẳn nhiên bà mẹ nào cũng đau khổ, ít là khi mang nặng đẻ đau hay cũng gặp chuyện này chuyện kia trên đời nhưng không đau như Mẹ.

          Ta thử lướt qua vài dòng mà Thánh Kinh ghi lại những "điểm son" trong đời Mẹ.

          Nỗi đau thứ nhất là khi Mẹ dâng Chúa Hài Nhi Giêsu trong đền thánh. Tại đây, cụ tiên tri Simêon nói với Mẹ rằng một lưỡi gươm đau khổ sẽ đâm thấu tâm hồn của Mẹ. Việc đó đã xảy ra khi Đức Chúa Giêsu bị lên án tử (Lc 2, 22-35).

          Nỗi đau thứ hai là Đức Mẹ và thánh Giuse phải chạy trốn sang Ai Cập với Đức Chúa Giêsu vì quân lính của vua Hêrôđê đang tìm giết Người (Mt 2,13-21).

          Nỗi đau thứ ba xảy ra lúc Đức Mẹ tìm kiếm Đức Chúa Giêsu suốt ba ngày tại đền thánh Giêrusalem. Sau cùng, Mẹ đã tìm thấy Chúa trong đền thờ (Lc 2, 41-50).

          Nỗi đau thứ tư của Mẹ là khi Đức Chúa Giêsu bị quân dữ đánh đòn và đội mão gai, bắt Ngài vác thập giá (Ga 19, 1; Lc 23, 26-32).

          Nỗi đau thứ năm là khi Mẹ xem thấy Đức Chúa Giêsu bị treo trên cây thập giá, nơi Chúa tắt thở sau ba giờ hấp hối (Mc 15, 22 ; Ga 19, 18, 25-27 ; Mc 15, 34 ; Lc,  23:46)

          Nỗi đau thứ sáu của Mẹ là lúc thân xác bất động của Đức Chúa Giêsu được trao phó trong vòng tay Mẹ (Ga 19, 31-34, 38 ; Cv 1, 12)

          Nỗi đau thứ bảy mà Mẹ phải chịu là lúc Đức Chúa Giêsu chịu mai táng trong mồ (Mt 27:59 ; Ga 19:38-42 ; Mc 15:46 ; Lc 23:55-56).

          Người ta vẫn thường nói an ủi nhau khi đời gặp họa : "họa vô đơn chí". Với Mẹ Maria, không phải là "họa vô đơn chí" nữa mà họa vô chí chí nghĩa là vô gần như cả cuộc đời của Mẹ từ khi Mẹ nói lời "xin vâng".

          Những nỗi đau này vẫn còn thiếu bởi lẽ bên cạnh những nỗi đau ta thấy ở đây còn đó nhiều nỗi đau khác nữa trong cuộc đời của Mẹ.

          Vừa mới nhận lời "xin vâng", một cú shock hay nói cách khác như 1 quả bom dội vào cuộc đời của Mẹ khi nghe được tin Giuse định lìa bỏ Mẹ. Nếu thật sự, thánh Giuse bỏ Mẹ thì coi như cuộc đời của Mẹ không còn gì để nói nữa, không phải ăn bom, không phải bị dội bom mà bị dội đá theo luật Do Thái.

          Thế nhưng, với tất cả những điều đó, Mẹ lặng lẽ và thưa hai tiếng 'xin vâng". Mẹ đã trung trinh giữ lời với Thiên Chúa, Mẹ đã trung thành nghe lời Thiên Chúa cho đến tận cùng của cuộc đời. Phải nói rằng bài học khiêm hạ mà Mẹ đã học quá tuyệt vời : "Tôi là nữ tỳ của Chúa".

          Nhìn vào cuộc đời quá khổ đau của Mẹ nhưng Mẹ vẫn vượt qua. Đơn giản vì Mẹ cưu mang trong mình giọt máu của vâng phục. Điều đó, ta vừa nghe trong thư gửi Do Thái : Anh em thân mến, khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

          Chính Đấng Bà cưu mang trong lòng đó đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết đó là chuyển dòng máu vâng phục qua Mẹ để rồi nhờ vâng phục Mẹ đã vui vẻ đón nhận tất cả những khổ đau của cuộc đời.

          Khô đau mà ta thấy rõ nét nhất Mẹ vẫn đón nhận đó chính là cả dưới chân cây thập giá, trên cái đỉnh của sự ô nhục, Mẹ vẫn không bi lụy, Mẹ vẫn không sầu dù lòng nát ruột tan. Dẫu như thế nhưng Mẹ vẫn vui vẻ để đón nhận Gioan về nhà. Gioan dưới chân cây thập tự đã đại diện nhân loại để được Mẹ ôm lấy, Mẹ cưu mang vào trong đời mình.

          Ngày hôm nay, ta lại nhìn lên hình ảnh Mẹ như là một hình ảnh tuyệt vời, như một điểm son về lòng tin, về tình yêu. Dù cuộc đời khổ đau đến tận cùng nhưng Mẹ vẫn vui vẻ để đón nhận tất cả cho đến tận cùng.

          Chúng ta là con cái của Đức Mẹ, là môn đệ của Chúa – mà Mẹ là môn đệ đầu tiên và tuyệt vời nhất-, đi theo  Chúa -giống như Mẹ-, thiết tưởng chúng ta cũng phải tháp nhập vào sự sầu bi của Mẹ mới bảo đảm cho sự cứu độ của mình. Nói cách khác Đức tin thật sự không bao giờ là một đặc ân hay một vinh dự, nhưng có nghĩa là chết đi từng chút một, từng ngày. Thiên Chúa luôn luôn nói thẳng, nói thật và nói trước. Điển hình là:

          Với ngôn sứ Giêrêmia, Chúa phán :” Chúng sẽ giao chiến với ngươi..”(Gr 1:19)

          Nói với Ananias về Phaolô : “Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta.” (Cv 9:16)

          Và Simeon đã nói với Đức Mẹ : “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2:35).

          Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ liền ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Như vậy, Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, không được quên một hình ảnh sống động đứng dưới chân Thánh Giá là Mẹ Maria.

          Hẳn nhiên dưới chân Thánh Giá còn có những môn đệ khác, nhưng Mẹ là người hiệp thông sâu xa nhất với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, con mình. Mẹ là kẻ đau khổ nhất, thiệt thòi, mất mát nhiều nhất. Và cũng bởi rơi vào sự tột cùng của khổ đau, hụt  hẫng này, Mẹ trở thành Mẹ cho mọi kẻ sầu bi, Mẹ cảm thông với tất cả những ai khổ đau và trở thành nguồn an ủi cho họ. Như Công Đồng Vaticanô II d ạy :” Đức Maria như  dấu chỉ của hy vọng vững chắc và sự an ủi cho dân Chúa đang lữ hành” (Lg V)

          Xin Mẹ thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta bắt chước như Mẹ là chịu mọi khổ đau và nói lời xin vâng với Chúa cho đến giây phút cuối của cuộc đời.

3. Niềm đau thứ ba: Đức Mẹ tìm kiếm Đức Chúa Giêsu suốt ba ngày tại đền thánh Giêrusalem (Lc 2:41-50).

4. Niềm đau thứ tư: Khi Đức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá (Ga 19:1; Lc 23:26-32).

5. Niềm đau thứ năm: Khi Đức Chúa Giêsu bị treo trên thập giá (Mc 15:22 ; Ga 19:18, 25-27 ; Mc 15:34 ; Lc: 23:46)

6. Niềm đau thứ sáu: Khi xác của Đức Chúa Giêsu được trao phó trong tay Mẹ (Ga 19:31-34, 38 ; Ac 1:12)

7. Niềm đau thứ bảy: Khi Đức Chúa Giêsu chịu mai táng trong mồ (Mt 27:59 ; Ga 19:38-42 ; Mc 15:46 ; Lc 23:55-56).

3. Niềm đau thứ ba: Đức Mẹ tìm kiếm Đức Chúa Giêsu suốt ba ngày tại đền thánh Giêrusalem (Lc 2:41-50).

4. Niềm đau thứ tư: Khi Đức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá (Ga 19:1; Lc 23:26-32).

Huệ Minh

1468    14-09-2015 09:52:54