Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Lễ Sinh Sống Phụng Vụ Thánh Thể

CHƯƠNG MỘT: PHỤCVỤ TRONG HỘI THÁNH

I. HỘI THÁNH LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN.

1. Hội Thánh là gì ?

Hội Thánh là cộng đoàn Dân Chúa mà Đức Giêsu đã qui tụ và dẫn dắt dưới sự soisáng và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, để tiến về Quê Trời.

2. Giáo phận là gì ?

Giáo Phận là một phần Dân Chúa được giao phó cho một Giám mục săn sóc, cùng với sự cộng tác của Linh mụcđoàn, để nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, cộng đoàn ấy lập thành Giáo Hội địa phương.

3. Giáo phận còn được gọi là gì ?

Giáo phận còn được gọi là"Giáo Hội địa phương".

4. Giáo xứ là gì ?

Giáo xứ là một cộng đoàntín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, mà việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho cha quản xứ làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám mục Giáo phận (GL 515).

II. CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU LÀ CỘNG ĐOÀNDÂN THÁNH ĐƯỢC QUY TỤ CÓ PHẨM TRẬT.

5. Cộng đoàn Kitô hữu là gì ?

Cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn dân thánh, được quy tụ có phẩm trật dưới quyền Đức Giám Mục (QCTQ/SLR91).

6. Nhìn vào đâu để nói lên cộng đoàn Kitô hữu là mộtcộng đoàn có phẩm trật ?

Nhìn vào buổi cử  hành thánh lễ để thấy cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn có phẩm trật: trong buổicử hành thánh lễ, thừa tác viên cũng như tín hữu giáo dân, không ai là khán giả câm lặng nhưng mỗi người đều tham gia tích cực vào buổi cử hành và thực hiện phận vụ của mình theo qui tắc phụng vụ.

7. Chủ tế là ai ?

Chủ tế là người trong HộiThánh có chức thánh để dâng hy lễ nhân danh Đức Kitô, để chủ tọa cộng đoàn tínhữu được quy tụ (QCTQ/SLR 93) ; ngài thay mặt Đức Kitô là Đầu mà hành động (LM2).

8. Phó tế là ai ?

Phó tế là người có chứcthánh để phục vụ : thầy công bố Tin Mừng, đôi khi diễn giảng Lời Chúa, xướngcác ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, giúp chủ tế khi chuẩn bị bàn thờvà khi cử hành hy tế, cho các tín hữu rước lễ, nhất là dưới hình rượu (QCTQ/SLR94).

9. Người giúp lễ là ai ?

Là người phục vụ bàn thờ,giúp chủ tế và thầy phó tế (QCTQ/SLR 98). Khi sốt sắng tham dự và thi hành phậnsự mình, thì người giúp lễ góp phần tạo nên bầu khí tôn nghiêm, giúp cho cộngđoàn cầu nguyện để tôn vinh Thiên Chúa.

10.Người đọc sách làm gì ?

Người đọc sách có sứ mạng cao cả là công bố Lời Chúa : Bài đọc I, Thánh vịnh đáp ca, Bài đọc II.

11.Người dẫn lễ là ai ?

Là người giải thích và hướng dẫn, giúp giáo dân tham dự thánh lễ cách ý thức hơn. Vì vậy, lời hướngdẫn này phải được sửa soạn trước, vắn tắt và rõ ràng (QCTQ/SLR 105 b).

12. Ca viên và ca đoàn giữ vai trò nào trong phụng vụ ?

Ca viên và ca đoàn giữvai trò quan trọng để việc cử hành phụng vụ được tốt đẹp. Bằng lời ca tiếnghát, họ tạo nên tâm tình sốt sắng và nâng đỡ cộng đoàn đang cầu nguyện.

13.Cộng đoàn tham dự phụng vụ là những ai ?

Là các tín hữu hợp thànhdân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, hoàng tộc chuyên lo tế tự, để tạ ơn ThiênChúa (QCTQ/SLR 95).

14.Vai trò của các nhạc công là gì ?

Họ đóng vai trò quantrọng, vì âm nhạc là nền để cộng đoàn phụng vụ tựa vào đó mà ca hát tôn vinhChúa.

15.Người giữ phòng thánh là ai ?

Là người sắp đặt cẩn thậncác đồ dùng cần thiết trong việc cử hành phụng vụ (x. QCTQ/SLR 105), và cũng gìngiữ phòng thánh được an toàn, trật tự .

III. LỜI NÓI VÀ DÁNG ĐIỆU CỦA CỘNGĐOÀN KITÔ HỮU

16.Lời tung hô là những lời nào ?

Các lời tung hô trongthánh lễ gồm có :

- Amen : tiếng Do thái có nghĩa là tán đồng, "Vâng, đúngthế...".

- Alleluia: tiếng Do thái có nghĩa là "Chúc tụng Chúa". Đây là lời tung hô bày tỏ niềm vuimừng và chiến thắng.

- Hosanna: tiếng Do thái tạm dịch là "Hoanhô".

- Tạ ơn Chúa ; Lạy Chúa, vinh danh Chúa ; Lạy ChúaKitô, ngợi khen Chúa : đây lànhững lời chúc tụng tạ ơn Chúa.

Những lời này có thể dưỡng nuôi tâm tình cầu nguyệntrong tâm trí ta suốt ngày.

17.Những lời đối đáp là những lời gì ?

Là những câu tín hữu đáplại lời chào và lời cầu nguyện của vị chủ tế trong suốt buổi cử hành phụng vụ.Các lời đối đáp diễn tả những ước nguyện và tâm tình của cộng đoàn và mỗi tínhữu.

18.Vinh tụng ca là gì ?

Vinh tụng ca là công thứcđể chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa về những kỳ công của Người. Có nhiều câuchúc tụng như :

- "Nhờ Đức Giêsu Kitô..." là câu kết thúc lời nguyện, hướng lòng chúng ta vềBa Ngôi Thiên Chúa.

- "Vinh Danh Thiên Chúa trên các tầng trời..." là thánh thi lễ Giáng Sinh mà chúng ta đọc đầu lễ(trừ Mùa Vọng, Mùa Chay)

- "Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong ĐứcKitô..." là VinhTụng Ca long trọng nhất kết thúc Kinh Tạ Ơn, dành riêng cho vị tư tế.

19.Lời cầu là những lời gì ?

Lời cầu là những côngthức cầu nguyện ngắn gọn. Việc lặp đi lặp lại giúp ý cầu nguyện đi sâu vào nộitâm, ví dụ như lời : "Xin Chúa nhậm lời chúng con".

20.Lời Tuyên Xưng Đức Tin là gì ?

Lời Tuyên Xưng Đức Tin làbản tóm tắt đức tin và những chân lý trong đạo Công Giáo.

- Kinh Tin Kính của Công đồng Ni-xê Công-tan-ti-nốp : chúng tađọc trong thánh lễ.

- Kinh TinKính các tông đồ : thường đọc trong các buổi đọc kinh và học trongcác giờ giáo lý.

- CôngThức Tuyên Xưng Đức Tin khi chịu phép Rửa, được cộng đoàn lặp lại trong ĐêmVọng Phục Sinh.

21.Sự thinh lặng trong phụng vụ có ý nghĩa như thế nào?

Thinh lặng trong phụng vụgiúp mỗi người đi sâu vào nội tâm, để suy niệm và cầu nguyện, cách riêng trongnhững lúc : sám hối đầu lễ, sau các bài đọc và bài giảng, sau rước lễ (x.QCTQ/SLR 45).

IV. CỬ CHỈ CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU

22.Dấu Thánh Giá có nghĩa gì ?

Dấu Thánh Giá là việctuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, được các tín hữu ghi dấu trước khi cử hành bấtcứ việc đạo đức nào.

23.Tư thế đứng mang ý nghĩa gì ?

Là tư thế trang trọng củacon người tự do, không phải là nô lệ, là tư thế của người được sống lại, vàkính trọng khi lắng nghe Tin Mừng.

24.Tư thế ngồi mang ý nghĩa gì ?

Ngồi là tư thế của kẻ hồitâm để lắng nghe và thư thái yên hàn đón nhận Lời Chúa trong các bài đọc, đểcho Lời Chúa thấm nhập vào trong tâm hồn.

25.Tư thế quỳ mang ý nghĩa gì ?

Là thái độ khiêm tốn nhậnmình có tội trước Thiên Chúa vô cùng cao cả.

Bái quỳ là cách diễn tảtâm tình thờ phượng trước thánh nhan Chúa.

26.Tư thế bước đi mang ý nghĩa gì ?

Bước đi chậm rãi khoanthai là dấu chỉ chúng ta đang tiến đến cùng Chúa, là diễn tả niềm vui và ước aođược đến với Chúa, như lúc đầu lễ, dâng lễ, rước lễ, v.v...

CHƯƠNG HAI: TRẺ EM PHỤC VỤ BÀN THỜ

27.Chú giúp lễ (lễ sinh, thiếu nhi cung thánh) là ai ?

Là những người được trao phó sứ mạng phục vụ Bàn Thờ để giúp cộng đoàn sốt sắng tham dự phụng vụ.

28.Việc phục vụ Bàn Thờ phát xuất từ đâu ?

Mỗi tín hữu đều có bổn phận phục vụ cộng đoàn. Vì vậy việc phục vụ của chú giúp lễ phát xuất từ ơn gọi của bí tích rửa tội.

29.Khi nào em được gọi là chú giúp lễ ?

Sau khi em được học hỏi và huấn luyện để phục vụ cung thánh, thì em được gọi là chú giúp lễ.

30.Việc phục vụ tại cung thánh có ý nghĩa như thế nào?

Việc phục vụ tại cung thánh là dấu chỉ em được thay mặt cộng đoàn để phục vụ các cử hành phụng vụ.

31.Việc phục vụ bàn thờ có đem lại ích lợi gì cho em không ?

Khi phục vụ bàn thờ em được gần gũi với Chúa và các cử hành thánh, giúp em tăng trưởng đức tin và lòng yêu mến Chúa.

32.Phái nữ có được giúp lễ không ?

Có thể được tuỳ theo nhu cầu, tùy theo sự xét đoán của Giám mục (RS 47), nhưng truyền thống của Giáo Hội vẫn ưu tiên trao sứ mạng này cho phái nam vì phận vụ của người giúp lễ có mối liên hệ chặt chẽ với thừa tác vụ thánh của linh mục.

33.Việc giúp lễ có giúp ích gì cho ơn gọi linh mụckhông ?

Giúp lễ là dịp tốt cho lễ sinh được ở gần Chúa hơn, được các linh mục dạy dỗ nhiều hơn, như cậu bé Samuen ngày xưa ở trong Đền thờ với Thầy Hêli (x. 1 Sm 3,3-19).

34. Chú giúp lễ phải học những gì ?

Em phải học hỏi giáo lý đầy đủ, phải sống đức tin mạnh mẽ, phải tập kỹ lưỡng các nghi thức phụng vụ, đồng thời tập sống chung với các bạn lễ sinh khác.

35. Tại sao phải học giúp lễ ?

Việc họp giúp lễ để các lễ sinh có chung một tinh thần phục vụ, tăng trưởng lòng đạo đức và giúp các em trau dồi về phụng vụ.

36.Áo trắng dài của lễ sinh nói lên điều gì ?

Thường các lễ sinh mặc áo trắng dài để nhắc em nhớ đến chiếc áo ngày chịu phép rửa tội và em phải giữ tâm hồn sạch tội để xứng đáng phục vụ bàn thờ.

37.Tinh thần phục vụ của lễ sinh phải thế nào ?

Tinh thần phục vụ của lễ sinh phải hướng tới lợi ích thiêng liêng của cộng đoàn và chính mình bằng đời sống đạo đức, khiêm tốnvà sẵn sàng.

38.Tại sao em phải cần tập giúp lễ ?

Việc tập giúp lễ giúp em nắm vững phần công việc của mình, loại bỏ những căng thẳng và lo lắng trong buổi lễ, làm cho tâm trí em được thanh thản mà cầu nguyện và giúp cộng đoàn phụng vụ thêm sốt sắng.

39.Lễ sinh phải đi đứng thế nào ?

Em bước đi trong tư thế nghiêm trang, ngang hàng với người bên cạnh và bước thẳng theo người đi trước, không quay ngang quay ngửa.

40.Lễ sinh phải ngồi thế nào ?

Lễ sinh luôn chờ vị chủ tế ngồi trước rồi hãy ngồi. Cần ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trên hai đầu gối.

41.Tư thế đôi tay của lễ sinh thế nào ?

Tư thế đôi tay thông thường là :

- Chắp tay khi đứng và quỳ.

- Khi làmcông việc với một tay, thì tay kia để trước ngực.

- Khi ngồihai tay để trên đầu gối.

42.Cúi mình khi nào và cúi đầu khi nào ?

- Cúi mình(cúi sâu, gập cả phần thân) khi tỏ lòng cung kính trước bàn thờ hay Thánh Thể...,ví dụ : lúc đầu lễ, lúc cuối lễ, khi đọc kinh Tin Kính chỗ "Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần... làm người", khi dâng Mình và MáuThánh Chúa, v.v...

- Cúi đầu khi kêu tên Chúa Giêsu-Kitô, tên Đức Maria và vị thánh được kính trong thánh lễ hôm đó, khi đi ngang qua trước vị chủ tế, v.v...

43.Chưởng nghi là ai ?

Là người có khả năng chuyên môn, để lo liệu cho các động tác phụng vụ được xếp đặt cách thích đáng và được các thừa tác viên chức thánh và các tín hữu giáo dân thực hiện cách trang nghiêm, trật tự và đạo đức (QCTQ/SLR 106).

44.Người cầm Thánh Giá và đèn hầu là ai ?

Người cầm Thánh Giá đi đầu đoàn rước tiến vào nhà thờ cũng như lúc ra về; còn hầu đèn là hai người cầm đèn đi bên cạnh khi đi rước đầu lễ và cuối lễ, lúc công bố Tin Mừng và, nếu cần thì làm một vài công việc khác trong buổi cử hành.

45.Người cầm hương có nhiệm vụ gì ?

Người cầm hương phải locho bình hương có than cháy để khi bỏ hương, khói hương nghi ngút nói lên kinh nguyện tỏa bay lên trước tôn nhan Chúa.

46.Có mấy lần bỏ hương trong lễ trọng ?

Thường trong thánh lễtrong có 4 lần bỏ hương :

a) đầu lễ (khi đi kiệu vào nhàthờ, xông hương Thánh Giá và bàn thờ) ;

b) công bố Tin Mừng ;

c) xông hương lễ vật, chủ tế và cộng đoàn ;

d) lúc dâng Mình và Máu Thánh Chúa.

 

(nguồn simonhoadalat.com)  Xem tiếp phần 2

11570    04-06-2011 08:43:28