Sidebar

Thứ Ba
23.04.2024

Lễ Sinh Sống Phụng Vụ Thánh Thể_2

CHƯƠNG BA:  THÁNH LỄ VÀ DIỄN TIẾN

47.Tại sao gọi Thánh Lễ là trọng tâm đời sống Kitô hữu?

Vì Thánh Lễ là trung tâm,"nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitôhữu". Trong thánh lễ, chúng ta tiếp nhận Lời Chúa, đón nhận Bánh Thánh bansự sống là chính Đức Kitô và là nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa.

48.Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta điều gì ?

Thánh Lễ Chúa Nhật nhắcchúng ta nhớ lại "ngày thứ nhất trongtuần", ngày Chúa Phục Sinh, ngày dành riêng để thờ phượng Chúa và làm cácviệc bác ái.

49.Ta phải sống tâm tình ngày Chúa Nhật thế nào ?

Ta phải mang tâm tình đạođức và vui tươi vì được kết hợp mật thiết với Đức Kitô và anh chị em mình hơnmọi ngày khác.

50.Lễ sinh làm gì trước khi giúp lễ ?

Trước khi giúp lễ, em đọc lời nguyện này : "Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã muốn dùng conđể phục vụ bàn thánh. Xin Chúa mở tai con để lắng nghe Lời Chúa, mở miệng conđể ca tụng danh thánh Chúa. Xin giúp con mãi mãi là tôi tớ trung thành phục vụChúa ở nơi đây cũng như ở khắp mọi nơi mà con hiện diện. Amen".

51.Lễ sinh làm gì ở phòng thánh ?

Tại phòng thánh em cùngcác bạn giúp nhau mặc áo, giữ thinh lặng để chuẩn bị tâm hồn và thể xác tham dựthánh lễ. Tuyệt đối không nô đùa, không lớn tiếng ở phòng thánh.

52. Lễ sinh có phải giúp chủ tế ở phòng thánh không ?

Có, lễ sinh phải giúp chủ tế mặc phẩm phục : áotrắng dài, dây thắt lưng, kéo cổ áo lễ và sửa lại ngay ngắn, v.v...

I.       NGHITHỨC ĐẦU LỄ :

53.Thánh Lễ gồm mấy phần ?

Thánh Lễ gồm hai phầnchính là : phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Ngoài ra còn hai phần phụlà : Nghi thức đầu lễ và nghi thức kết thúc.

54.Nghi thức đầu lễ gồm những gì ?

Nghi thức đầu lễ gồm cuộcrước đầu lễ với bài "Ca nhập lễ", dấu Thánh Giá, lời chào khai mạc, nghi thứcsám hối, kinh "Vinh danh", lời kêu mời cầu nguyện và lời nguyện nhập lễ.

55.Vì sao chủ tế và giúp lễ phải bái chào bàn thờ ?

Vì bàn thờ đã được thánhhiến là dấu chỉ chính Đức Kitô, là nơi cử hành lễ hiến tế, vì thế sau khi báichào thì chủ tế còn hôn kính bàn thờ nữa.

56.Lời chào đầu lễ của chủ tế : "Chúa ở cùng anh chịem" có ý nghĩa gì ?

Lời chào này báo cho cộngđoàn ý thức có Chúa đang hiện diện giữa họ và qui tụ họ lại để tôn vinh ThiênChúa.

57.Trong thánh lễ, Chúa Giêsu hiện diện cách nào ?

Chúa Giêsu hiện diệntrong Lời Chúa, trong cộng đoàn cầu nguyện và thực hành bác ái, trong con ngườithừa tác viên thánh, và nhất là trong hình bánh rượu đã được truyền phép.

58.Nghi thức sám hối đầu lễ có thay bí tích Hòa Giảikhông ?

Thưa không, vì nghi thứcsám hối đầu thánh lễ là biểu lộ tâm tình sám hối vì thấy mình bất xứng nên xinChúa thứ tha lỗi lầm để được xứng đáng cử hành mầu nhiệm cao cả. Vì thế, đâychưa phải là bí tích Hòa Giải, vì chưa có lời Xá giải bí tích cho từng hốinhân.

59.Kinh Vinh Danh có giá trị như thế nào ?

Đây là thánh thi mượn lờicác thiên thần ca ngợi Thiên Chúa trong đêm Giáng Sinh. Kinh này giúp chúng tachúc tụng tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ niềm vui, nên không đọc trong mùa sám hối (MùaVọng, Mùa Chay và các lễ an táng, cầu hồn).

60.Vì sao chủ tế lại kêu mời "Chúng ta dâng lời cầunguyện" ?

Để nhắc mỗi người hãyhiệp thông với lời nguyện của ngài. Riêng trong lời nguyện nhập lễ, chủ tế mờigọi mỗi người thầm thĩ trong lòng dâng ý nguyện riêng mà ngài sẽ tổng kết tronglời nguyện được gọi là "lời tổng nguyện".

II. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

61.Phần phụng vụ Lời Chúa bắt đầu và kết thúc khi nào?

Phụng vụ Lời Chúa bắt đầutừ bài đọc Kinh Thánh thứ nhất, sau lời nguyện nhập lễ của chủ tế, và kết thúc khiđọc xong lời nguyện chung, tức là trước khi dâng lễ vật.

62.Bài đọc I thường được trích từ đâu ?

Bài đọc I thường đượctrích từ Kinh Thánh Cựu Ước để loan báo hành động của Thiên Chúa là Đấng từ khitạo thành thế giới, đã chuẩn bị cho dân Ngài đón tiếp Chúa Giêsu. Ngày ChúaNhật, Bài đọc I giúp ta hiểu bài Tin Mừng rõ hơn.

63.Bài đọc II thường được trích từ nguồn nào ?

Bài đọc II thường đượctrích từ một trong các thư tông đồ. Bài đọc này liên kết chúng ta với các Kitôhữu đầu tiên, bởi vì các Tông Đồ đã rao giảng cho các cộng đoàn tiên khởi hoặclà đã viết thư cho họ.

64.Ý nghĩa của Thánh Vịnh đáp ca là gì ?

Thánh vịnh đáp ca là lờiđáp trả của con người sau khi nghe Chúa nói qua các bài đọc Kinh Thánh. Do đó,Thánh vịnh đáp ca phải là bản văn Kinh Thánh có liên quan trực tiếp với bài đọcvừa được nghe.

65.Ai là người được phép công bố Tin Mừng trong Thánhlễ ?

Khi cử hành Thánh lễ, chỉcó những người có chức thánh mới được phép công bố Tin Mừng.

66.Bài Tin Mừng có chỗ đứng như thế nào trong Thánh lễ?

Đó là trọng tâm của phầnphụng vụ Lời Chúa : Chính Chúa Kitô Phục Sinh đang nói với chúng ta. Vì thếviệc công bố Tin Mừng phải thật long trọng và mọi người đứng, quay mặt về phíangười đọc để tỏ lòng kính trọng và chăm chú lắng nghe.

67. Ai được phép giảng lễ và dựa vào đâu để diễn giảng ?

Chỉ người có chức thánhmới được giảng trong Thánh lễ. Ngài dựa vào những gì Lời Chúa vừa nói với cộngđoàn để giúp chúng ta đón nhận giáo huấn, như xưa Chúa Giêsu đã làm cho các mônđệ làng Emmau.

68.Ý nghĩa của lời tuyên xưng đức tin là gì ?

Lời tuyên xưng đức tintrong Kinh Tin Kính là lời cộng đoàn đáp lại Lời Chúa. Người Kitô hữu tuyênxưng lớn tiếng Đấng họ tin, qua việc đón nhận và đáp lại Lời Ngài mà họ vừađược nghe trong các bài Kinh Thánh và bài diễn giảng.

69.Lời tuyên xưng đức tin của cộng đoàn hiện diện cóliên hệ đến những ai ?

Lời tuyên xưng đđức tincủa cộng đoàn có liên hệ đến cả Hội Thánh, bao gồm những người hiện diện, nhữngngười vắng mặt và cả những người đã qua đời. Vì đây là đức tin của cả HộiThánh, là dấu để nhận biết người thuộc về Hội Thánh.

70.Khi đọc Kinh Tin Kính, vì sao mọi người lại cúimình khi tới câu : "Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòngTrinh Nữ Maria và đã làm người" ?

Chúng ta cúi mình để tỏlòng tôn kính mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể để cứu chuộc loài người.Đặc biệt mọi người còn quì trong ngày lễ Truyền Tin và Giáng Sinh.

71.Vị trí của "Lời nguyện chung" trong Thánh lễ là gì?

"Lời nguyện chung" ("lờinguyện cho mọi người", "lời nguyệntín hữu") kết thúc phần Phụng vụLời Chúa. Đây là lúc cộng đoàn dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho hết mọi người,bởi lẽ Chúa Giêsu đã ban sự sống và kêu gọi hết mọi người nhận biết Thiên Chúa.

III. PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

72. Phụng vụ Thánh Thể bắt đầu và kết thúc khi nào ?

Phụng vụ Thánh Thể bắtđầu từ phần chuẩn bị lễ vật, tức là sau lời nguyện chung, cho đến hết Lờinguyện hiệp lễ.

73.Lễ sinh làm gì trong phần chuẩn bị lễ vật ?

Em đem khăn thánh, khănlau chén, dĩa và chén thánh, bình đựng bánh thánh và sách lễ đặt trên bàn thờ.Sau đó em đem rượu và nước cho chủ tế.

74.Vì sao người dự lễ cũng được dâng bánh rượu ?

Các tín hữu tiến dângbánh và rượu dùng vào việc tế lễ là để biểu lộ sự tham dự tích cực. Đây cũng làlúc mỗi người được mời gọi dâng lễ vật của mình lên : tiền hy sinh dâng cúngcùng với tất cả bản thân và đời sống của mình.

75. Việc pha một chút nước vào rượu có ý nghĩa gì ?

Việc pha nước vào rượudiễn tả chúng ta muốn được thông phần bản tính Thiên Chúa như Chúa Giêsu đãchia sẻ thân phận con người của chúng ta.

76.Việc chủ tế rửa tay sau phần dâng lễ vật có ý nghĩagì ?

Linh mục rửa tay sau phầndâng lễ vật là dấu chỉ muốn xin ơn thanh tẩy bản thân trước khi dâng tiến hy tế Đức Kitô.

77.Sau nghi thức rửa tay, Thánh lễ tiếp diễn như thếnào ?

Sau nghi thức rửa tay,chủ tế đọc lời nguyện tiến lễ để kết thúc phần chuẩn bị lễ vật, rồi bước sangphần quan trọng của Thánh lễ là Kinh Tạ Ơn.

78.Kinh Tạ Ơn (Kinh Nguyện Thánh Thể) là gì ?

Đây là lời kinh dành chovị chủ tế, bắt đầu sau lời nguyện tiến lễ bằng "Kinh Tiền Tụng" cho đến hếtvinh tụng ca "Amen" trước Kinh Lạy Cha. Trong Kinh Tạ Ơn, Chúa Giêsu mời gọichúng ta biến cuộc đời mình thành một lời "cám ơn" Thiên Chúa.

79.Kinh Tạ Ơn có giá trị như thế nào ?

Đây là phần cao trọngnhất của Thánh lễ, vì phần này hiện tạihóa cho đến muôn đời lễ tế của Giêsu trên Thập Giá, để cứu chuộc mọi người.

80. Chúng ta tham dự vào Kinh Tạ ơn với tâm tình nào ?

Khi đọc Kinh Tạ Ơn, mọingười kính cẩn và thinh lặng lắng nghe để kết hợp với hy tế của Đức Kitô, vàtrong cõi lòng thầm kín, chúng ta hiến dâng lên Chúa cuộc đời, niềm vui, nỗi khổcủa mình. Mọi người còn tham dự tích cực bằng lời tung hô vào những lúc đượctrù liệu trong lời kinh.

81.Kinh Tạ Ơn gồm những phần chính nào ?

Kinh Tạ Ơn gồm : hành vitạ ơn, khẩn cầu Chúa Thánh Thần, truyền phép, các lời chuyển cầu và vinh tụngca kết thúc.

82.Hành vi tạ ơn mang ý nghĩa nào ?

Hành vi tạ ơn là linh mụcnhân danh toàn thể cộng đoàn đã được "thánh hóa" bằng bí tích Rửa tội, mà tônvinh Thiên Chúa và dâng lên Ngài lời tạ ơn, cảm tạ về mọi công trình Ngài đãthực hiện qua Chúa Giêsu, đặc biệt là trong cuộc tử nạn và phục sinh.

83.Trong phần khẩn cầu Chúa Thánh Thần, linh mục làmnhững gì ?

Trong phần này, linh mục làm theo cử chỉ xa xưa trongKinh Thánh. Ngài đặt tay trên bánh và rượu mà nài xin Chúa Thánh Thần đến biếnđổi bánh và rượu này.

84. Trong phần truyền phép chủ tế đọc những lời nào ?

Trong phần truyền phép,linh mục lặp lại những lời mà Chúa Giêsu đã đọc trên bánh và rượu, vào chiềuThứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly (1Cr 11,23-26).

85.Hiệu quả lời truyền phép là gì ?

Khi vị chủ tế đọc lờitruyền phép nhân danh Chúa Kitô thì quyền năng Chúa Thánh Thần hiến thánh bánhvà rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.

86.Vì sao lại có rung chuông khi truyền phép ?

Người giúp lễ rung chuôngđể nhắc nhở giáo dân nhớ khi truyền phép là giây phút cực thánh, cực trọng củaThánh lễ.

87.Lời chuyển cầu trong Kinh Tạ Ơn đề cập đến nhữngthành phần nào trong Hội Thánh ?

Phần chuyển cầu nhớ đếnmọi thành phần của Hội Thánh :

- HộiThánh khải hoàn gồm Đức Maria và các Thánh.

- HộiThánh lữ hành gồm : Đức Giáo Hoàng, các giám mục, linh mục, phó tế vàtoàn thể cộng đoàn tín hữu.

- HộiThánh đau khổ là những người đã chết và đang được thanh luyện.

88.Kinh Tạ Ơn kết thúc như thế nào ?

Kinh Tạ Ơn kết thúc bằngmột Vinh Tụng Ca long trọng. Chỉ một mình chủ tế đọc lời tung hô này để chúcvinh và tạ ơn Thiên Chúa về mọi điều Thiên Chúa đã thực hiện để cứu chuộc nhânloại trong Đức Giêsu Kitô. Cộng đoàn hân hoan biểu lộ sự hiệp ý khi thưa "Amen".

IV. NGHI THỨC HIỆP LỄ

89.Nghi thức "Hiệp lễ" gồm những gì ?

Nghi thức Hiệp lễ gồm :kinh Lạy Cha, kinh xin bình an, cử chỉ chúc bình an, hiệp lễ và lời nguyện hiệplễ.

90.Kinh Lạy Cha đọc trong Thánh lễ có mục đích gì ?

Đây chính là lời kinhChúa dạy. Kinh Lạy Cha được đọc trong Thánh lễ giúp chúng ta dọn lòng hiệp lễ.Chúng ta hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu và hiệp nhất với mọi người là anh emcủa chúng ta.

91.Kinh "Xin bình an" nhắc chúng ta điều gì ?

Linh mục đọc kinh nàynhắc chúng ta nhớ rằng bình an là ơn của Chúa, là ơn mà chúng ta phải luôn luônxin Ngài bằng tâm tình tin tưởng cậy trông.

92.Cử chỉ chúc bình an diễn tả điều gì ?

Cử chỉ chúc bình an làdấu chỉ qua đó Hội Thánh cầu xin ơn bình an và hiệp nhất cho chính mình, chotoàn thể nhân loại. Khi chúc bình an, các tín hữu tỏ bày cho nhau sự hiệp thôngtrong Hội Thánh và lòng yêu thương nhau, trước khi thông hiệp bí tích Thánh Thể(QCTQ/SLR 82).

93.Việc chủ tế bẻ bánh có ý nghĩa gì ?

- Đây là cử chỉ Chúa Kitô đã thực hiện trong bữa Tiệc Ly, làdấu chỉ sự sống được ban cho hết mọi người.

- Đây cũng là dấu chỉ diễn tả sự hiệp nhất của mọi Kitô hữu khihọ cùng chia sẻ một Tấm Bánh là Đức Giêsu.

94.Việc chủ tế bỏ một chút Mình Thánh vào Máu Thánh cóý nghĩa gì ?

Đây là dấu chỉ sự sốngcủa Chúa Kitô là một, gồm cả Mình và Máu Ngài.

95.Việc hiệp lễ diễn tiến như thế nào ?

Khi hiệp lễ, những ai đãchuẩn bị xứng đáng tiến lên rước Chúa Kitô (đón nhận trong tay hay trên lưỡi),với niềm tin và lòng thành kính.

96.Lời thưa "Amen" trước khi rước lễ có ý nghĩa gì ?

Lời "Amen" lúc đó có nghĩa là : "Vâng, con tin thật đây làMình Thánh Chúa !", để đáp lại lời thừa tác viên cho rước lễ giới thiệu : "MìnhThánh Chúa Kitô !"

97.Lời nguyện hiệp lễ mang ý nghĩa nào ?

Lời nguyện hiệp lễ nóilên lòng biết ơn vì Chúa đã đến ngự trong tâm hồn chúng ta để nuôi dưỡng đờisống đức tin của chúng ta và cầu xin cho mầu nhiệm đã cử hành được sinh hoa kếtquả.

V. NGHI THỨC KẾT THÚC

98.Nghi thức "kết thúc" gồm những gì ?

Nghi thức kết thúc gồmphép lành và lời giải tán.

99.Phép lành cuối lễ mang ý nghĩa nào ?

Ban phép lành cuối lễ cónghĩa là xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc phúc và gìn giữ tất cả mọi người.

100. Lời giải tán : "Chúc anh chị em ra về bình an !" mời gọi chúng ta làm gì ?

Lời giải tán "để ai nấy vừa trở về với công việc tốt lành của mình, vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa"(QCTQ/SLR 90).

 

(nguồn simonhoadalat.com)


10320    04-06-2011 08:42:16