Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Đào Tạo Giáo Lý Viên_Phần 02_Bài 1


PHẦN II: GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ DẠY GIÁO LÝ

BÀI 1: TÌM HIỂU HIỆN TÌNH DẠY GIÁO LÝ TRONG GIÁO PHẬN

Mục đích:

Bài này áp dụng phương pháp:"XEM-XÉT-LÀM" để đạt mục đích. Bài này có mục đích tạo điều kiện để các giáo lý viên viên làm quen với nhau bằng cách nói cho nhau biết hiện tình dạy giáo lý ở họ đạo mình,... những cái giống và khác nhau, những hoàn cảnh riêng biệt. Từ đó, giáo lý viên nhận định và lượng giá xem việc dạy giáo lý ở họ đạo mình như thế nào? Cuối cùng dẫn giáo lý viên đến kết luận: phải học hỏi kinh nghiệm và giáo huấn của Hội Thánh mới có được tiêu chuẩn chắc chắn.

I. Dẫn vào.

Việc dạy giáo lý đã được thực hiện ngay từ thời đầu của Hội Thánh (Hội Thánh buổi sơ khai) và được truyền lại qua các thế hệ Kitô hữu. Cho đến nay việc dạy giáo lý đã trải qua nhiều thay đổi, tuỳ theo hoàn cảnh xã hội và văn hoá của mỗi thời đại và mỗi dân tộc. Việc dạy giáo lý ấy đã truyền sang Hội Thánh Việt Nam ngày nay, như thế, điều chúng ta dễ biết nhất và cũng cần biết trước hết là tìm hiểu hiện tình dạy giáo lý trong giáo phận ta hôm nay như thế nào?

II. Xem

Là, phải trước hết cho nhau biết mình đang dạy giáo lý như thế nào, giới hạn bằng 3 việc chính sau đây:

  • Dạy dự tòng
  • Dạy các em thiếu nhi, thiếu niên, mẫu giáo.
  • Dạy giáo lý viên

Trong mỗi việc, ta hãy tìm hiểu 4 chi tiết sau đây:

1. Dùng tài liệu nào?

2. Cách tổ chức dạy?

3. Người dạy?

4. Dạy với chủ đích nào?

     - Cho học thuộc lòng một số câu giáo lý, rồi kiểm tra, nếu thuộc thì cho lãnh bí tích.

     - Dạy cho biết và tập sống theo luật Chúa Kitô, dạy dần dần, theo lứa tuổi, cũng phải học thuộc lòng nhưng còn phải sống đời sống tốt, chăm siêng học giáo lý, tham dự các sinh hoạt trong họ đạo như Phụng vụ, bí tích,...

III.  Xét:

Chúng ta không nhận xét để phê phán cái gì đúng, cái gì sai... mà chỉ nhận xét có một sự thực là: có nhiều cách thực hiện việc dạy giáo lý, mỗi cách chắc phải có lý do của nó. Như vậy, có thể có hai kết luận sau đây:

1. Vì mỗi nơi có hoàn cảnh và lý do riêng, nên mỗi nơi cứ tiếp tục dạy như đã dạy từ xưa đến nay.

2. Thế nào cũng có một hình thức dạy giáo lý đầy đủ và thích hợp hơn cho cùng một hoàn cảnh, nên phải cố tìm ra và đổi mới hình thức của mình cho phù hợp hơn.

IV. Làm - hành động

Việc dạy giáo lý là hoạt động quan trọng trong sứ mệnh của Hội Thánh và là hoạt động mà Hội Thánh phải thường xuyên thực hiện. Nhưng Hội Thánh lại thực hiện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội và văn hoá luôn luôn thay đổi và phát triển. Do đó, việc dạy giáo lý cần thay đổi cho phù hợp với đà phát triển và xã hội và văn hoá của những người học.



2770    24-03-2011 10:23:52