Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Chiếc Cà Vạt Và Câu Chuyện Đời

          Vài ngày nay, chuyện chiếc cà vạt được đưa lên một số mặt báo. Hẳn nhiên ảnh hưởng của truyền thông thì không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, đứng dưới các mặt chữ trên những bài báo đó lại là chữa tâm dưới chữ nghề.

          Chuyện khởi đầu từ những lời bình luận trên mạng xã hội. Khi những lời bình luận đưa ra thì báo chí bắt đầu nhảy vào để khai thác thông tin. Cạnh đó có những trang cá nhân không biết vì lý do nào đó cũng đã "vào cuộc".

          Thật lòng, tôi cũng chẳng có thời gian để chạy theo những cuốn hút xem chừng ra không dính gì đến mình. Đáng tiếc thay là vô tình thấy ở vài trang cá nhân đã thấy những anh hùng bàn phím rất mạnh dạn : "kiện ra tòa đi", "làm cho sập trường luôn đi" ...

          Xem chừng những lời bình luận đó mạnh dạn và sắt bén quá ! Thế nhưng, khi bình tâm lại xem những lời như thế có hợp với đạo đức của một con người bình thường hay không ? Cuộc sống, hẳn nhiên con người không ai tránh khỏi sai lầm và sau sai lầm đó là sửa chữa và đứng lên để đi tiếp.

          Những người hô hào "giết trường", "kiện trường" ... không biết nghĩ gì về những lời như thế. Thật ra, xét cho bằng cùng trường cũng chẳng làm gì tổn hại đến họ và cũng chẳng làm phiền gì đến họ nhưng tại sao lại vô tư phát biểu như thế ?

          Lẽ ra, chẳng có gì quan trọng, chẳng có gì phải ầm ĩ nếu như bình tĩnh ngồi lại với nhau và chia sẻ thật chân tình.

          Theo tôi, chuyện chiếc cà vạt coi như nó cũng đã lỡ xảy ra và những người liên quan, những người có trách nhiệm cùng nhau tìm ra lối đi đẹp nhất và đầy tình người, đầy tính nhân văn nhất chứ không phải là chuyện thắng thua, chuyện làm cho sập trường hay kiện. Thích thì cứ làm gì thỏa mãn ý thích vì đó là tự do của mỗi người nhưng đàng sau mọi chuyện vẫn là đạo đức con người, đạo đức truyền thông.

          Nếu như mọi người hiểu về đạo đức truyền thông, hiểu về danh dự của một cá nhân hay hơn nữa là một tập thể thì hành xử sẽ khác. Khi mình biết mình, biết người thì phản ứng của mình sẽ khác.

          Ông bà vẫn nói núi cao hơn "núi người cao hơn người" như muốn dạy dỗ ta bài học khiêm tốn. Đặc biệt trong hoàn cảnh nhạy cảm, hoàn cảnh của truyền thông lan tràn nên chăng ta cân nhắc kỹ trước những lời bình phẩm, những lời bình luận của ta về ai đó. Có khi ta vui vẻ bình luận người này thế này thế này thế kia nhưng khi chợt giật mình tỉnh ngộ ta mới thấy ta chẳng ra gì cả.

          Nên chăng phải nhìn lại mình, nhìn về đạo đức, nhìn về cách hành xử của con người để rồi ta có những cách hành xử đúng nghĩa là người hơn.

          Câu chuyện chiếc cà vạt ắt hẳn cũng là bài học cho mỗi người suy nghĩ. Nên chăng "mau nghe đừng vội nói" vẫn là bài học để đời cho mỗi người chúng ta. Và, trên hết mọi cách hành xử, ta cần hành xử trong tư cách là người có nhân, có nghĩa và có đạo đức hơn.

Hà Sương

1441    11-09-2015 00:15:07